Mối liên hệ Nam Đảo-châu Mỹ Các giả thuyết tiếp xúc viễn dương thời kỳ tiền Colombo

Nghiên cứu di truyền

Từ năm 2007 đến năm 2009, nhà di truyền học Erik Thorsby và các đồng nghiệp đã công bố hai nghiên cứu trên tạp chí Tissue Antigens trình bày về sự hiện diện di truyền thổ dân châu Mỹ của nhân khẩu trên Đảo Phục sinh, và khẳng định sự lai tạp đó xảy ra trước khi người châu Âu phát hiện hòn đảo.[10][11] Năm 2014, nhà di truyền học Anna-Sapfo Malaspinas của Trung tâm Địa lý thuộc Đại học Copenhagen báo cáo trên tạp chí Current Biology rằng đã tìm thấy bằng chứng di truyền về sự tiếp xúc giữa quần thể người ở Đảo Phục sinh và Nam Mỹ, có niên đại khoảng 600 năm trước (tức là năm 1400 CE ± 100 năm).[12]

Cây khoai lang

Các tuyến lan rộng của khoai lang. Đường màu đỏ biểu thị hải tuyến người Polynesia lan truyền cây khoai lang.

Cây cứt lợn

Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides) là một loài thực vật có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ. Năm 1888, William Hillebrand tìm thấy loài cây này mọc dại ở Hawaii, và ông cho rằng nó đã tồn tại trên đảo trước khi thuyền trưởng Cook đến đây vào năm 1778. Người bản xứ Hawaii gọi thứ cỏ này là meie parari hoặc mei rore, và được họ sử dụng để bào chế thuốc thang, làm hương liệu và trang trí vòng đeo cổ lei.[13][14]

Cây nghệ

Nghệ (Curcuma longa) là một loài cây có nguồn gốc từ Châu Á, và hiện ta có bằng chứng ngôn ngữ học và bằng chứng gián tiếp về sự truyền bá cây nghệ sang châu Đại Dương và Madagascar bởi người Nam Đảo. Günter Tessmann vào năm 1930 báo cáo rằng bộ tộc Amahuaca sinh sống trên tả ngạn thượng lưu Ucayali thuộc Peru có trồng một loài nghệ mà họ sử dụng làm thuốc nhuộm bôi lên cơ thể; tộc người Witoto lân cận cũng dùng nó để bôi lên mặt mỗi khi thực hiện nghi lễ khiêu vũ.[15][16] Năm 1950, David Sopher nhận xét rằng "bằng chứng về sự du nhập xuyên Thái Bình Dương tiền châu Âu của loài thực vật này bởi con người dường như khá mạnh".[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các giả thuyết tiếp xúc viễn dương thời kỳ tiền Colombo http://www.nature.com/articles/s41586-020-2487-2 http://www.universityherald.com/articles/12415/201... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17212703 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19493235 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32641827 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34671168 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8770119 //doi.org/10.1038%2Fs41586-020-2487-2 //doi.org/10.1038%2Fs41586-021-03972-8 //doi.org/10.1111%2Fj.1399-0039.2006.00717.x